Now Reading
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

CHUYỆN NGHỀ – Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

Tại các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Úc, việc các học viên ngay từ khi học tại các trường đào tạo thẩm mỹ đã phải nắm được các quy định của MSDS là điều bắt buộc. Mọi học viên phải nắm được nội dung và thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến những hóa chất được sử dụng trong trường học, cũng như ở salon. Nó không chỉ giúp cho người thợ có được những chỉ dẫn an toàn về sức khỏe mà còn giúp tạo ra một môi trường trong sạch và lành mạnh trong salon. Tất cả những hảng chế tạo các hóa chất  sử dụng trong ngày thẩm mỹ đều phải cung cấp cho khách hàng bảng MSDS mà không được quyền tính thêm tiền.

Tại nước ta, các công ty sản xuất hay nhập khẩu các hóa chất trong ngành tóc đều phải có một bảng MSDS để trình Bộ Y tế cấp phép. Tuy nhiên, việc áp dụng nó trong đời sống sao cho an toàn và hiệu quả vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đa số các người thợ làm tóc vẫn xem nhẹ vấn đề này mặc dù chúng liên quan thiết thực đến sức khỏe của họ. Để cải thiện tình trạng này, ngay từ bây giờ bạn hãy liên hệ ngay với công ty phân phối mỹ phẩm tóc để nhận tờ MSDS đem về lưu giữ ở salon. Cần cho mọi người đọc và hiểu nó, cũng như biết chỗ lưu giữ để dùng khi cần.

kinh doanh
Luôn tuân thủ đúng thao tác khi làm việc để giảm thiểu nguy cơ rủi ro

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:
  1. Tính đại diện hóa chất hay sự nguy hiểm hóa học: Có thể không cần thiết. Nhà sản xuất được phép miễn vì bí mật thương mại.
  2. Lý và hóa tính: Dễ cháy, dễ phát hỏa.
  3. Nguy hiểm lý tính:  Sản phẩm phản ứng như thế nào đối với hóa chất khác.  Khả năng phát nổ, phát hỏa.
  4. Nguy hiểm đến sức khỏe: Những dấu hiệu và triệu chứng có thể gây bệnh tật.
  5. Hóa chất có thểm xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào: dường hô hấp, ngấm qua da, miệng?
  6. Những giới hạn tiếp xúc thuốc cho phép.
  7. Thông tin về sản phẩm có gây ung thư hay không.
  8. Cách xử lý và sử dụng an toàn.  Làm gì khi hóa chất bị đổ ra ngoài.
  9. Kiểm tra và biện pháp bảo vệ.
  10. Tình trạng khẩn cấp và thủ tục giúp đở đầu tiên làm thế nào để xử lý tai nạn khi sử dụng sản phẩm.
  11. Tờ MSDS được chuẩn bị lúc nào. Cập nhật hay thay đổi.
  12. Tên, địa chỉ, số điện của người chịu trách nhiệm soạn thảo MSDS.

Làm sao để có bản MSDS?

Đại lý phân phối sản phẩm sẽ cung cấp tờ MSDS.  Đó là trách nhiệm của bạn phải đòi hỏi những tờ này và lưu giử khi sử dụng.

Ba biện pháp dưới đây sẽ giúp thợ làm tóc đề phòng ô nhiễm trong salon – một việc làm rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của chính bạn cũng như khách hàng

1. Luôn nâng cao ý thức, cẩn trọng trong việc sử dụng các hóa chất ngành tóc một cách khoa học và thường xuyên. Muốn vậy, bạn cần lưu ý theo luật định, trong salon mỗi một hóa chất đều phải có một tờ MSDS. Có tờ MSDS trong salon sẽ giúp bạn cảnh giác với mọi trường hợp, cách xử lý tình huống khẩn cấp khi có sự cố xảy ra. Hãy xem MSDS như kim chỉ nam quý báu trong ý thức cẩn trọng khi sử dụng hoá chất trong công việc.

2. Luôn thực hiện những thói quen hành nghề tốt. Salon cần có hệ thống hút hơi tốt nơi làm việc; có hệ thống điều hòa; hệ thống làm sạch không khí; hóa chất không sử dụng cần được đậy kín; dùng thùng rác kim loại có nắp kín; tránh các tình huống hóa chất dính vào da và khả năng vô tình nuốt phải hóa chất; lưu ý thực hiện tốt việc khử trùng, từ việc dùng khăn sạch mới cho khách, cho đến rửa tay trước và sau khi làm cho khách, luôn khử trùng dụng cụ tốt nhất, việc khử trùng bằng máy được đề cao. Không hút thuốc và không cho bất cứ ai hút thuốc trong salon…

3. Sử dụng các vật dụng chuyên dùng giúp bảo vệ sức khỏe như mang găng tay khi làm các việc tiếp xúc với hóa chất uốn, nhuộm, ép… hoặc tham khảo tờ hướng dẫn MSDS để có được biện phát phòng tránh hữu hiệu.

Có thể bạn quan tâm

     

Chuyên gia chia sẻ: Kỹ thuật nhuộm

 


Thành công trong ngành tóc: Khéo tay hay khéo nói?

Kỹ thuật làm xoăn tóc: Hoá chất uốn

 

 

What's Your Reaction?
Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
View Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published.

© 2019 Tạp chí Tóc Đẹp. All Rights Reserved.