Chiều ngày 14/8, tại hội trường Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội số 2 Đinh Lễ, đã diễn ra buổi hội nghị đề xuất cơ sở pháp lý cho đào tạo, phát triển nghề thiết kế và tạo mẫu tóc tại Việt Nam – từ kinh nghiệm Nhật Bản do tập đoàn Rapport Hair phối hợp cùng Hội đào tạo và Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam thuộc Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam.
Dự buổi hội nghị có đại diện phía Nhật là chuyên gia: Wataru Hayase – người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Rapport Hair Group. Về phía Việt Nam vinh dự được đón ông: Đào Văn Tiến – Trưởng vụ dạy nghề thường xuyên, tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao Động Thương Binh xã Hội, ông Đỗ Văn Giang – Phó Vụ trưởng vụ dạy nghề chính quy, Vụ Đào Tạo, ông Cao Văn Sâm – Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Dạy Nghề & Nghề Công Tác Xã Hội. Đại diện ban điều hành Hội có bà Bùi Thuý Hằng – Phó chủ tịch Hội, trưởng ban đối ngoại Quốc tế, ông Nguyễn Bá Được – Phó ban Hội, ông Phạm Văn Bảy – trưởng ban Hội, cùng đại diện các ace trong các CLB, Hiệp hội khác trên địa bàn Hà Nội: bà Nguyễn Diệu Thuần, Đỗ Thuỳ Dương…..Bên cạnh đó không thể thiếu thành viên Liên Hiệp và Hội cùng các salon tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…. cũng về hội tụ. Tham gia buổi hội thảo còn có đại diện các nhãn Hàng cùng truyền thông báo chí như: bà Mỹ Hạnh – GĐ Marketing Công ty Mỹ Đình, bà Hạnh – Công ty Bích Thuỷ, bà Phương – Công ty Việt Ý, ông Lục Phương Nghĩa – CEO Tạp chí Tóc Đẹp.
Với mục tiêu phát triển ngành làm đẹp Việt Nam: Đẹp – Khoẻ – An toàn, bởi ngành làm đẹp được ví như ‘Tấm gương của Xã hội’ nên làm đẹp luôn là xu thế tất yếu của toàn nhân loại. Thông qua thực trạng phát triển ngành tóc Nhật Bản và hiện trạng tại Việt Nam: số tiệm làm tóc và thợ làm tóc mọc lên vô số, không có đào tạo chính quy và được nhà nước quản lý. Trong khi đó ở Nhật, muốn hành nghề bạn phải được Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi xã hội (BLĐ, YT &PLXH) Nhật định cấp giấy chứng chỉ nghề quốc qia thông qua cuộc thi tay nghề cấp tỉnh tại từng địa phương, để dự thi được người lao động cần phải học khoá học khoảng 2010 giờ tương đương 2 năm, với 8 muôn học chính tại trường dạy nghề được cấp phép và chứng nhận của Bộ LĐ, YT và PLXH. Sau đó muốn mở salon họ phải nộp đơn xin phép thành lập cho Bộ LĐ, YT & PLXH và nộp đơn cho Phòng Y Tế để đợc cấp phép hoạt động bao gồm: đơn xin phép, khái quát cấu tạo, thiết bị trong tiệm, bản vẽ mặt bằng, danh sách nhân viên, xuất trình chứng chỉ nghề làm đẹp, kết quả khám sức khoẻ nhân viên, lệ phí kiểm tra.
Theo các tiêu chí hành nghề và thành lập salon tại Nhật Bản, Việt Nam sẽ cử 10 salon tiêu biểu với tư cách làm phái đoàn sang Nhật vào trung tuần tháng 9/2018 để nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận thể chế, mô hình và học hỏi kinh nghiệm từ phía salon Nhật Bản. 10 salon này đóng vai trò như những salon mẫu là những salon hạt nhân đi đầu áp dụng tiêu chuẩn Nhật trong dự án chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong hoạt động chuyên môn, đào tạo, quản lý nhằm mục đích giúp Việt Nam xây dựng bộ quy trình, chuẩn hoá salon tương đương tiêu chuẩn salon Nhật.
Hy vọng rằng, trong 1 tương lại ko xa, ngành làm đẹp sẽ bước lên 1 vị thế mới chuyên nghiệp, chuẩn hoá và đồng bộ hơn.
Mời độc giả đón xem 1 vài hình ảnh từ buổi hội nghị:
Ông Phạm Văn Bảy – Phó CT
Ông Cao Văn Sâm – Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Dạy Nghề & Nghề Công Tác Xã Hội
Ông Wataru Hayasa – người sáng lập kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Rapport Hair
Ông Đào Văn Tiến – Trưởng vụ dạy nghề thường xuyên, tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao Động Thương Binh xã Hội.
Ông Đỗ Văn Giang – Phó Vụ trưởng vụ dạy nghề chính quy, Vụ Đào Tạo
Bà Bùi Thuý Hằng – Phó CT kiêm trưởng ban đối ngoại QT