Sau tranh luận của cư dân mạng những ngày gần đây với vấn đề ít nhiều liên quan đến KPop, không ít người đã bày tỏ quan điểm thẳng thắn của mình về âm nhạc và thần tượng.

Bài viết sau của một độc giả dưới góc độ cá nhân khi nhìn nhận về nền âm nhạc của xứ sở Kim Chi này.

Vì sao Kpop thành công?

Thời thế tạo anh hùng

Trong Marketing hiện đại, người ta bán cái khách hàng muốn chứ không phải cái họ có. Vậy hiện nay, người nghe thiếu cái gì? 

Ta có thể dễ dàng xác định ngay khách hàng mục tiêu của Kpop: đó chính là giởi trẻ, đặc biệt là các thiếu nữ.

Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng từng có 1 người nói rằng: “Chừng nào thượng đế còn tạo ra các bé gái, chừng đó vẫn còn cần các boyband”. Điều này dễ dàng chứng minh bởi cơn sốt các Boyband US/UK những năm 90 đến đầu thế kỷ 21. Các cô gái cần không phải là thứ nhạc kinh điển mà là những chàng đẹp trai biết hát tình ca.
 
Thời thế tạo anh hùng, đến tầm đầu thế kỷ 21, US/UK pop chuyển sang xu hướng nữ quyền, những gương mặt thật sự nổi trội trong làng nhạc US/UK là Lady Gaga, Britney Spears, Adele, Katy Pery… rất hiếm hoi để tìm ra những chàng trai biết hát, chưa nói đến một nhóm các chàng trai đủ quyến rũ nữ giới. 

Khi mà Westlife, BSB, N’Sync tan rã, Simple Plan già đi, One Direction chưa đủ tầm, Kpop đã vượt lên để giành lấy thị phần này. 

Fandom chuyên nghiệp

Các fandom của Kpop đều có tên riêng, có ý nghĩa, và có đặc điểm riêng:

Hẳn các bạn đều nhớ về fanclub của Super Junior với cái tên: ELF, nghĩa là Everlasting Friendship. Màu áo, màu bóng, màu lightstick đều là màu xanh  (sapphire blue)

Và cứ như vậy, màu sắc là đặc điểm để fan Kpop phân biệt nhau:

  • Sone, fandom Girl’s Generation (SNSD) màu hồng
  • VIP, fandom Bigbang màu vàng
  • Cassiopeia, fandom của Dong Bang Shin Ki (DBSK), màu đỏ [Thêm 1 xíu thông tin là Cassiopeia là chòm sao Thiên Hậu gồm 5 ngôi sao, “the Korean group TVXQ's fanbase was named after this constellation because of the positioning of the letters TVfXQ (a variant of their group name) resembled that of the constellation. The official TVXQ Korean fanclub (Cassiopeia) was in the 2008 Guinness world records for largest official fanclub in the world” theo Wikipedia]
  • Shawol, fandom SHINee, màu xanh…

Chính nhờ việc phân định rõ ràng như vậy mà khi ra đường, các bạn dễ dàng nhận ra fan Kpop, cụ thể là nhóm nhạc nào. Điều này rất khác với US/UK, theo tôi biết là hiếm nhóm nhạc, ca sĩ nào có tên fanclub, theo tôi biết thì có mỗi Little Monster của Lady Gaga.

Các Fanclub có nhiều offline chính thức nhằm tăng tình đoàn kết (or something) cái này tui ko rành bởi tui không tham gia nhiều.

Fan-service (Customer Orientation)

Các công ty giải trí và các nhóm nhạc Kpop đều cực kỳ quan tâm đến fan, có thể nói là phần ‘customer-orientation’ là hoàn hảo. 

Họ làm những điều mà fan muốn được trông thấy: khoe thân, gay couple, trêu chọc, nói xấu, tâm sự.

Khác với Us/Uk, bạn chủ yếu là nghe họ hát, cùng lắm là đóng phim. Thần tượng Kpop là những nghệ sĩ giải trí thực thụ, họ tham gia các show truyền hình 1 cách thường xuyên, qua đó giúp fan cảm thấy họ gần gũi hơn, đời thường hơn, và nhờ vậy lại càng yêu mến hơn. Đây là điểm khá mấu chốt, chính vì cảm thấy họ rất gần gũi nên chắc chắn ko có kiểu tôn idol là thánh, idol là tất cả như nhiều người vẫn lầm tưởng về fan Kpop. 

Tất cả những gì nghệ sĩ Kpop làm đều được lên kế hoạch rõ ràng. Rất hiếm các scandal tình ái của Kpop, họ luôn cố gắng giữ hình ảnh sạch sẽ và mẫu mực. Tuy nhiên, nếu họ phạm sai lầm thì sao? Họ xin lỗi người hâm mộ. Chắc mấy bạn đọc tin khó tin cũng biết vụ Kang Daesung đâm chết người, hoặc vụ G-Dragon sử dụng ma túy. Họ không trốn tránh trách nhiệm, họ đối mặt, thừa nhận và cố gắng để không phạm sai lầm. Điều này làm người hâm mộ cảm thấy được tôn trọng, và tôn trọng thần tượng của mình.

Tôi dám khẳng định là idol Hàn Quốc luôn cố gắng nêu gương tốt cho fan, nhắc đến bố mẹ là rơm rớm nước mắt, siêng đi từ thiện, yêu động vật, làm việc chăm chỉ. Nếu thật sự là fan muốn làm theo gương của idol thì họ là tấm gương tốt để theo. Bởi vậy chuyện fan cuồng không phải là lỗi của họ.

Hình ảnh

Có khi nào bạn chú ý chân của các cô gái SNSD? Kpop cực kỳ chú ý phần ‘nhìn’.
Mặc dù đôi khi có 1 bất công trong việc đầu tư cho việc quay clip, nhưng nhìn chung tóc tai, quần áo của các ban nhạc đều hết sức ấn tượng.

  

Một nhóm nhạc có thể có người gầy, người béo, người xấu, nhưng luôn luôn ít nhất 1 người ngoại hình thực sự nổi trội. Họ đứng giữa đội hình, tài năng ko cần xem xét, nhưng thực sự làm cả nhóm nổi bật theo họ. Nếu như không đẹp, thì phải lạ, phải độc, không giống ai.     

Âm nhạc

Tôi ko rành âm nhạc, có thể coi là gu dễ tính, nghe gì cũng được nên tôi không dám bình luận nhiều.

Thực ra dòng nhạc các K-idol group theo đuổi thì chủ yếu là pop, dance, pha 1 tí rap. Nghe thì thiệt ra hơi nhàm, vì lướt lướt 1 hồi bài nào cũng na ná nhau, nhưng trong nhóm luôn luôn có các giọng ca ổn định. Họ thành lập nhóm nhỏ, hoặc solo, để highlight bản thân và cải thiện chất nhạc của nhóm. Có thể kể tới Taeyang (Wedding dress), G-Dragon (Heartbreaker) của Bigbang, Kyuhyun, Yesung, Ryeowook, nhóm KRY của Super Junior.

Ngoài ra, họ cũng hát ngoại ngữ, thậm chí là hoạt động ở nước ngoài để mở rộng thị phần của mình. Super JuniorSuJu-M (mandarin) chuyên hát tiếng phổ thông phục vụ cho thị trường Trung Quốc, DBSK, SHINee, hay SNSD đều có các MV tiếng Nhật… Đây là 1 chiến lược sáng suốt để chinh phục các thị trường lớn nhưng bảo thủ. Một mũi tên trúng 2 đích, một mặt, họ làm thị trường mục tiêu cảm thấy được quan tâm, tôn trọng, mặt khác giúp người nghe tiếp cận âm nhạc của mình tốt hơn.
Ca từ cũng như hình ảnh được quản lý chặt chẽ, những MV trước khi ra mắt đều được kiểm duyệt cực kỳ chặt chẽ, nên không có chuyện nhạc Kpop dở tới mức đầu độc đầu óc con người như nhiều người lên án.

Chính sách quản lý

Đa phần các nhóm nhạc của Hàn Quốc đều chịu sự quản lý của các công ty. Đương nhiên có một số mặt xấu như scandal gần đây của 1 công ty, hay là sự bất công trong đầu tư hình ảnh hay điều kiện hợp đồng quá ngặt nghèo, nhưng chính việc hoạch định có chiến lược rõ ràng của các công ty đã khiến có Kpop thực sự lớn mạnh. Việc quản lý cẩn thận đời tư cũng hạn chế được rất nhiều scandal của giới nghệ sĩ. Và đó là điều rất đáng học hỏi.

Chính vì vậy, bản thân tôi cảm thấy Kpop chính là hình mẫu đáng để Việt Nam học hỏi. Từ 1 nền giải trí có xuất phát điểm thấp, chỉ trong vòng 15 năm đã thống trị khu vực Đông Á và đang đẩy mạnh hình ảnh của mình sang phương Tây với những thành công nhất định như giải Nghệ Sĩ quốc tế được Yêu thích nhất tại MTV Châu Âu năm 2011. Mặc dù có những hạn chế rõ ràng, do văn hóa, do khả năng sáng tác, nhưng tôi tin những gì Kpop đã làm sẽ khiến họ tiến xa, ít nhất là trong 5 năm nữa.

TV

Tóc Đẹp

Exit mobile version