Tóc bạn có dùng dầu xả không? Tuy câu trả lời không phải là bắt buộc nhưng dung thêm dầu xả cho tóc sau khi làm sạch với dầu gội đầu là công đoạn được nhiều bạn gái ưa dùng nếu muốn có một mái tóc bong đẹp, mượt mà như ý.

Nhưng dầu xả được cấu tạo ra sao? Vì sao dầu xả lại có tác dụng tốt đối với mái tóc thì không phải ai cũng biết.

Phân tích hóa học

Như ta đa biết, tóc được cấu tạo gồm 3 lớp: ngoài cùng là biểu bì, tiếp đến là lớp vỏ và trong cùng là lớp lõi. Lớp biểu bì quyết định độ bóng mượt của tóc, có hình dạng phóng to như những vảy cá xếp chồng khít lên nhau. Dưới tác động của môi trường như nắng, gió và bụi, các lớp biểu bì này có xu hướng mở ra, khiến tóc bị mất độ ẩm và tạo điều kiện cho các chất bẩn xâm nhập vào bên trong Chính vì vậy mà bình thường, da đầu luôn tiết ra một loại chất nhờn (dầu), tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài như một lớp màng chắn bảo vệ, giúp các lớp vảy này mềm mại, linh hoạt hơn.

Các chất tẩy rửa trong dầu gội đầu chính là một con dao hai lưỡi đối với sức khỏe của tóc. Thành phần chủ yếu của các chất tẩy rửa chính là xút – với “món khoái khẩu” là các chất béo. Một mặt chúng giúp bạn loại bỏ các chất nhờn và bụi bẩn trên tóc. Mặt khác, chúng thường “quá tay” loại bỏ cả phần chất nhờn thiết yếu của tóc và cả phần lớn lượng nước có trong tóc. Bởi vậy, tóc ngày càng khô héo và các lớp vảy thì cứ ngày càng dựng lên. Lúc này, chính dầu xả sẽ đóng vai trò thay thế tuyến bã nhờn ở da đầu, tức là cung cấp một lớp màng bảo vệ tóc. Giúp sợi tóc “chống đỡ” tốt hơn các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Trong khi đó, các thành phần dưỡng khác có trong dầu xả sẽ giúp bổ sung các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tóc, giúp sợi tóc chắc, khỏe. Ngoài ra, những sản phẩm có độ PH làm cho các tế bào tóc khép chặt lại, nhằm bảo vệ bên trong tóc không bị mất nước và tạo ra độ bóng tuyệt đẹp. Để có mái tóc sáng đẹp nhất, nên dùng dầu xả có độ PH từ 3.0 đến 3.5.

 

Phân tích vật lý

Theo các nhà vật lý, thành phần chủ yếu của tóc, chất sừng (karetin) chính là yếu tố quan trọng quyết định công thức của dầu xả bởi vì những chất sừng này chứa rất nhiều amino axit mang điện tích âm. Khi sợi tóc va chạm hau, các điện tích âm tích luỹ trên bề mặt tóc sinh ra lực đẩy giữa những sợi đơn lẻ. Lực đẩy này tạo ra ma sát và khiến tóc trở nên ráp, khó chải hơn (chất dầu tự nhiên tiết ra từ da đầu trong trường hợp này sẽ giảm độ ma sát của tóc). 

 

 

Dầu gội đầu với tác dụng chính là tẩy rửa lại chứa những chất hoạt động bề mặt mang điện tích âm, làm tình trạng của tóc thêm trầm trọng. Để tạo sự cân bằng, các chất hoạt động bề mặt có trong dầu xả có chứa những polymer tích điện dương, nhằm làm trung hòa điện tích âm trên bề mặt tóc. Kết quả là bạn có một mái tóc mượt mà và dễ chải. Trong khi đó, các loại dầu dưỡng tóc hoạt động như một hệ thống lọc tạm thời làm thông suốt các khe trong các lớp biểu bì. Điều này sẽ làm cho các lọn tóc không bị bết, quấn lại với nhau.          

          

Chọn dầu xả phù hợp

Vì có nhiều loại tóc với các nhu cầu khác nhau nên có nhiều loại công thức dầu xả khác nhau. Chọn dầu xả đúng sẽ giúp cho mái tóc được giữ ẩm, suôn mượt và bong đẹp, đặc biệt là những loại tóc đa trải qua tác động của hóa chất như nhuộm, ép, làm xoăn…

Cách sử dụng dầu xả đúng là sau khi gội sạch đầu, xả kỹ để không còn dầu gội lưu trên tóc, bạn thoa dầu xả lên tóc để yên từ 1 – 5 phút rồi xả sạch. Để tạo độ bóng đặc biệt cho tóc thì khi xả lần cuối nên dùng nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm cho biểu bì tóc khép lại, tạo cho mái tóc mướt hơn, sinh động hơn.

Ngoài chất hoạt động bề mặt, công thức của dầu xả còn chứa một số hợp chất khác như panthenol (thấm sâu, nuôi dưỡng, kích thích sự tăng trưởng của tóc); hydrolyzed wheat protein (có tác dụng làm tóc suôn thẳng và là chất keo nối kết chất dinh dưỡng với tóc); silicon (giúp tóc mềm, mượt); vitamin B5, đạm tơ tằm, tinh dầu, ester, dầu, hương liệu, chất bảo quản…

 

 

Exit mobile version