Tóc Đẹp – Tóc bạc sớm, khô, xơ, rụng nhiều và thiếu sức sống là những dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng tóc bị lão hóa sớm.
Tóc cũng “già” theo tuổi tác
Sinh ra, tóc đã sẵn có lớp màng tự nhiên kích thích tóc phát triển và bảo vệ trước những tác động không tốt từ môi trường như: khói, bụi, nắng, gió… Từ độ tuổi 30 trở đi, sự trao đổi chất chậm lại, lượng dầu và độ ẩm cần thiết trên da đầu bị hạn chế khiến lớp màng bảo vệ tóc dần khô cứng. Lượng máu lưu thông, các thành phần dưỡng chất trong cơ thể lên chân tóc cũng bị hạn chế. Càng lớn tuổi, tình trạng này càng diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Điều này sẽ khiến da đầu thiếu sức sống, ảnh hưởng trực tiếp đến chân tóc, khiến tóc mất đi vẻ trẻ trung, bóng mượt. Khi tóc và da đầu đã không còn lớp màng bảo vệ, các tác nhân gây hại như môi trường ô nhiễm, ánh nắng… sẽ nhanh chóng làm tóc giòn, dễ gãy, khô, xơ và đổi màu.
Ngoài ra, khi cơ thể, đầu óc căng thẳng và mệt mỏi kéo dài liên tục, việc lưu thông máu và dưỡng chất đến tóc không tốt, tóc sẽ thiếu sức sống và rất dễ bị rụng. Thậm chí, khi bị stress kéo dài, mỗi ngày tóc có thể rụng hàng trăm sợi, thậm chí chỉ cần vuốt nhẹ, trên tay bạn cũng có cả nắm tóc rụng.
Thói quen chăm sóc tóc không đúng cách như lạm dụng quá thường xuyên các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm… cũng là tác nhân làm tóc và da đầu yếu đi. Có thể kiểm chứng tình trạng lão hóa của tóc và da đầu còn sức sống, giọt nước sẽ giữ nguyên ở vị trí bạn nhỏ. Ngược lại, nếu giọt nước nhanh chóng lan nhanh ra xung quanh, chứng tỏ da đầu đã mất đi lớp màng bảo vệ.
Chăm sóc đúng cách
Để tránh tình trạng tóc lão hóa sớm, giữ mái tóc luôn mượt mà, dầy và óng ả là cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất cho tóc, tránh xa stress. Cần chọn loại dầu gội, dầu xả phù hợp với tình hình thực tế của tóc. Khi gội, luôn mát xa nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng và kích thích lưu thông máu. Mỗi tuần, nên hấp dầu để dưỡng chất từ bên ngoài có thể thấm sâu làm tóc bóng mượt hơn.
Với tóc bị hư hỏng như khô hay chẻ ngọn, cần cắt hết phần hư và nên đến các salon dành riêng cho để chăm sóc tóc. Các loại dầu hấp đặc trị sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ mượt mà cho tóc sau vài lần điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian dưỡng tóc, tuyệt đối không nên sử dụng các hóa chất tạo kiểu và làm đẹp tóc như uốn, duỗi hay nhuộm.
Để có được mái tóc thực sự khỏe mạnh từ bên trong, cần phải bổ sung các loại thức ăn bổ dưỡng cho tóc. Thông thường, tất cả các thành phần giúp đẹp da cũng sẽ giúp tóc khỏe đẹp. Tuy nhiên, tốt nhất cho tóc vẫn là các loại thức ăn: cá hồi, cá ngừ, hàu, trứng, các loại thịt, quả họ đậu, rau củ sẫm màu, có chứa nhiều axit béo omega-3, sắt, kẽm, vitamin, protein… giúp ngừa rụng tóc, tóc khỏe và mọc nhanh hơn. Đặc biệt, một dược liệu quan trọng lưu truyền từ lâu đời trong dân gian giúp “xanh tóc, đỏ da” là hà thủ ô. Ngoài tác dụng làm đen tóc, hà thủ ô còn giúp bổ máu, tăng cường đưa máu và các dưỡng chất cần thiết nói trên đến để nuôi dưỡng và phục hồi tóc ngay bên trong.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia về tóc hoặc các bác sĩ da liễu, khi nhìn tóc, họ sẽ biết chính xác tóc bạn đang cần gì. Và bạn có thể uống thuốc bổ sung một số vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của tóc mà quá trình ăn uống không tổng hợp được đầy đủ như: Biotin (vitamin H và vitamin B8), giúp chân tóc chắc, ngọn tóc khỏe và đề phòng trường hợp tóc bạc sớm.
Để có mái tóc thực sự khỏe mạnh từ bên trong, cần phải bổ sung các loại thức ăn bổ dưỡng cho tóc. Thông thường, tất cả các thành phần giúp đẹp da cũng sẽ giúp tóc khỏe đẹp.