Now Reading
Hàng xách tay và cách phân biệt “thật – giả”

Hàng xách tay và cách phân biệt “thật – giả”

 

Đã từ lâu, nhiều người Việt đã tồn tại tâm lý sính hàng ngoại. Và cụm từ dùng hàng “xách tay” là khái niệm đầy kiêu hãnh của một số ít người được cho là sành điệu, có tiền. Nhưng, thực sự hàng “xách tay”có thực sự là hàng xịn do ai đó xách… tay từ nước ngoài về? Khi lựa chọn cho mình một sản phẩm “xách tay”, thì “thượng đế” cũng nên nhớ rằng không phải hàng “xách tay” nào cũng đẳng cấp và chất lượng như ý cố thủ.

Người tiêu dùng hầu hết cho rằng “hàng nước ngòai thì hẳn là tốt rồi”. Thực tế, đúng là nhiều sản phẩm ngoại có chất lượng rất tốt, kiểu dáng thanh lịch, sang trọng; đánh trúng tâm lý những người có điều kiện tài chính muốn sử dụng hàng cao cấp. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần tỉnh táo để nhận thấy được mức độ “xịn” trong các món hàng đôi khi có không ít khi chênh lệch với những gì bạn được nghe quảng cáo.

Tâm lý tin tưởng hàng xách tay có chất lượng tốt dễ khiến chị em không kiểm soát được việc mua sắm 

Những mặt hàng thường được chúng ta ưa chuộng hơn cả đó là: mỹ phẩm, quần áo, điện thoại, laptop… Chị Thư (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi không thích dùng hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam cũng tạm được nhưng mỹ phẩm lại chẳng có thương hiệu nào uy tín. Tôi rất chuộng dòng sản phẩm Lancome, nên thường tìm mua kem dưỡng da hay nước hoa được “xách tay” từ bên Đức về, có shop quen nên bao giờ hàng về thì gọi điện ngay  cho tôi. Yên tâm lắm”.

Còn Anh Trung (Đống Đa, Hà Nội) lại chia sẻ: “Mua hàng chính hãng ở nước ta thì đắt lắm, vì cộng thêm biết bao khoản thuế má, bảo hành… cứ “xách tay” mà dùng, vừa xịn lại tiết kiệm hơn”.

Nắm bắt được tâm lí của khách, nhiều cửa hiệu đã thay đổi chiêu thức bán hàng để tăng lợi nhuận. Một shop nằm ở phố Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội – con phố chuyên trị hàng “xách tay” nức tiếng , mỗi ngày có xe tải 2,5 tấn đến đổ hàng “xách tay”. Chủ hàng cho hay, đó là những sản phẩm miễn thuế do nhân viên hàng không mang về, chất lượng cực đảm  bảo. Song, con số đó chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là hàng nhập không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường, không có hạn sử dụng in trên bao bì, hoặc nếu có là do người bán tự “chế”.

Một cửa hiệu chuyên bán hàng xách tay với nhiều thùng các tông đựng hàng ngổn ngang phía trước

Loại này chủ yếu là hàng ăn cắp, có giá rẻ hơn giá gốc từ 30 đến 40%. Nhưng nhiều nhất vẫn là gom hàng “dựng” – để ám chỉ các loại đồ điện tử xách tay kém chất lượng, có nguồn nhập từ Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Móng Cái, Lạng Sơn và có giá rẻ hơn đến 60 – 70% so với hàng chính hãng. Hàng dựng thường là loại đã qua sử dụng, bị hỏng hóc hoặc sản phẩm lỗi của công ty được tuồn ra thị trường. Các thương lái Trung Quốc thu mua lại để sửa chữa, thay vỏ và trở thành “hàng mới”. Họ có thể thu được siêu lợi nhuận từ việc bán hàng dựng, hàng fake (hàng nhái cao cấp) cho các tín đồ “sính ngoại”, “gà mờ”.

Người tiêu dùng cũng ưa chuộng mua hàng công nghệ xách tay

Bên cạnh đó, giới buôn hàng xách tay còn săn lùng những mặt hàng mới được tung ra thị trường nhưng Việt Nam chưa có nhà phân phối, hoặc hàng hiếm, khó nhập, trở thành hàng độc và tùy ý hét giá. Loại này thường được giới ăn chơi rất ưa chuộng.

See Also

Tất nhiên, giá của các món hàng đó cũng đội lên trời để “xứng tầm” với chất lượng,  người mua vô tư móc hầu bao mà không cần phải đắn đo nhiều với sản phẩm được cộp mác Âu, Mỹ.

Và một lần nữa, người tiêu dùng cần phải hết sức tỉnh táo trước khi quyết định mua loại hàng này. Có một vài “chiêu “ giúp các bạn có thể phần nào phân biệt được độ thật, giả của hàng xách tay: đối với các loại điện thoại xách tay, để phân biệt được hàng dựng và hàng chính hãng, người mua nên quan sát kỹ phần chân sạc, chân cáp của máy. Nếu là hàng dựng sẽ có vế tỳ hoặc vết xước, bên trong điện thoại, ở các ốc vít thường có chữ Trung Quốc, main máy nhìn cũ. Bên cạnh đó, máy dựng nào cũng có một con dấu màu tím, đỏ hoặc xanh đóng giữa main và phần lưng điện thoại.

Ranh giới giữa hàng thật và hàng fake rất nhỏ, người tiêu dùng cần tỉnh táo để phân biệt

Còn đối với mỹ phẩm, nước hoa xịn, thường trên sản phẩm có mã vạch được in nổi hoặc chìm nơi đáy sản phẩm, còn mã vạch in trên tem dán thường là hàng fake. Một mẹo các chị em thường mách nhau khi muốn kiểm tra chất lượng của sản phẩm đó là chỉ cần vào trang: http://manhdat.info/barcode/ hoặc link dự phòng http://vilead.com/barcode/ rồi nhập mã vạch của sản phẩm xong enter là ngay lập tức biết được sản phẩm ấy là hàng chính hãng hay fake. Một cách nhanh gọn các chị em cũng có thể kiểm tra được sản phẩm này có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu.


Fenh Fenh

 

What's Your Reaction?
Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
View Comments (0)

Leave a Reply

© 2019 Tạp chí Tóc Đẹp. All Rights Reserved.