Now Reading
Trăn trở với ngành tóc Việt Nam

Trăn trở với ngành tóc Việt Nam

Tóc Đẹp – Tôi là người ngoại đạo của ngành tạo mẫu tóc nhưng tôi quan tâm và muốn có sự đóng góp trong vấn đề qui chuẩn đào tạo nghề và kinh doanh ngành tóc.

Toc nam dep

Hiện tại theo thống kê không đầy đủ số lượng salon tóc của Việt Nam có biển hiệu đã vượt con số 10.000 cửa hàng, salon trên cả nước. Nghề tóc tại miền Nam nước ta phát triển hơn miền Bắc và ngoài phần kinh doanh dịch vụ còn có biển hiệu đào tạo nghề tóc.

Những đơn vị được phép đào tạo đếm trên đầu ngón tay. Tôi đã có lần vào thăm Nhà văn hóa Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đánh giá đây là đơn vị thành công trong mô hình đào tạo nghề tóc (kể cả dạy nghề và dạy theo yêu cầu). Nhưng từ nôi đào tạo này chưa thấy có danh hiệu cây kéo vàng trong các cuộc thi tài năng của ngành tóc. Tháng 3 năm 2010 vừa qua hãng mỹ phẩm kella và Trung tâm dạy nghề tư thục Thanh kinh đã tổ chức lễ giỗ tổ (được ghi nhận là hoành tráng nhất từ trước đến nay) và cuộc thi bình chọn tài năng trẻ lần thứ 4 của nghề tóc. Cũng thật buồn vì những cá nhân được giải không phải là đối tượng trưởng thành từ nôi đào tạo chính qui được công nhận của nghề tóc. Hàng năm, các doanh nhân kinh doanh ngành tóc (gồm các salon, các hãng mỹ phẩm tóc) đem lại phần lợi nhuận cho bản thân họ so với qui mô tương ứng của các ngành khác khá cao. Thuế họ nộp ngân sách là thuế kinh doanh, một danh từ rất chung không toát lên cái riêng của nghề tóc.

Trở lại vấn đề đào tạo kỹ thuật nghề và quản lý kinh doanh nghề tóc. Mức lương hiện tại của người thợ nghề tóc được thị trường trả từ 1,5 triệu đồng/ tháng đến 1.000 usd/ tháng tại Việt Nam. Đây là nghề có thu nhập tốt. Vậy tại sao không có đơn vị đào tạo nghề chính qui có mô hình hiện đại được công bố trên thông tin đại chúng của Việt Nam? Những mô hình đào tạo được công bố tại miền Nam cũng chưa hội tụ cả 2 yếu tố này nếu đánh giá một cách chính xác. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến ngành tóc vì sự phát triển của xã hội nói chung và vì sự hình thành một Hiệp hội ngành tóc Việt Nam nói riêng.

Nghề tóc là nghề  thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật và thời trang. Vì thế người thợ làm nghề cũng như thiết bị, bài trí và thiết kế salon cũng phải theo kịp xu hướng thời trang mới có được chỗ đứng trên thị trường làm đẹp. Tất cả mọi người đều có nhu cầu làm đẹp tóc và họ chọn salon phù hợp với thu nhập của chính mình để làm họ đẹp hơn. Từ nhu cầu của khách hàng các salon tóc có rất nhiều cấp từ bình dân đến cao cấp, salon cho khách nước ngoài và salon cho giới thượng lưu. Như vậy theo thời gian, nghề tóc khẳng định được chỗ đứng không thể thiếu trên thị trường làm đẹp. Và cũng như những ngành khác, người thợ nghề tóc cũng cần được đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề một cách chính qui để được hoàn thiện mình và phục vụ nhu cầu làm đẹp của xã hội.

Những cá nhân có thành tích cao trong các cuộc thi tài năng và salon thành công trong kinh doanh là địa chỉ mà các bạn trẻ muốn có nghề tìm đến. Và cũng vì nhu cầu muốn truyền nghề mà họ dạy nghề nhưng đây lại là mô hình đào tạo chưa được công nhận để cấp chứng chỉ nghề nghiệp. Chi phí học nghề theo cách truyền nghề còn rất cao từ 15 đến 50 triệu cho một khóa học. Bên cạnh đó những đơn vị được cấp phép đào tạo chính qui lại không thể tuyển sinh học viên và có giáo viên cơ hữu từ đội ngũ thợ giỏi. Đơn giản vì không có thương hiệu trong kinh doanh, không có đội ngũ thợ truyền nghề giỏi cộng tác (do mức lương khiêm tốn lấy từ học phí thu theo qui định dạy nghề) thì không thể tuyển học viên. Và phần lớn quyết định cũng là sự nhìn nhận với thị trường đào tạo nghề tóc. Học viên không cần có chứng chỉ nghề vẫn có thể làm và kinh doanh nghề. Như vậy để thành công trong mô hình đào tạo chính qui ngành tóc cần có sự ủng hộ từ các ban ngành quản lý và sự kết hợp giữa các cây kéo vàng hay nói khác đi là những người có chuyên môn kỹ thuật được thị trường công  nhận với đơn vị đào tạo Nhà nước cấp phép hoạt động.

Người Việt Nam cần cù, thông minh và thật sự khéo léo. Rất nhiều lao động ngành tóc đã ra nước ngoài làm việc theo con đường không chính ngạch. Vậy tại sao chúng ta không đưa ngành tóc vào một sân hoạt động chung để hoàn thiện qui mô nghề trong nước, phát triển nghề và tiến tới xuất khẩu lao động một cách chính qui?

Mai Lan Hương

Phòng Đào tạo- Trung tâm Phụ nữ và Phát triển

 

What's Your Reaction?
Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
View Comments (0)

Leave a Reply

© 2019 Tạp chí Tóc Đẹp. All Rights Reserved.