Now Reading
Phải là đại gia mới dám đi ô tô?

Phải là đại gia mới dám đi ô tô?

Sở hữu một chiếc ô tô của riêng mình luôn là mơ ước và niềm tự hào của mỗi người. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay với sự tăng giá của nhiên liệu, phí gửi xe phi mã, phí bảo trì đột nhiên xuất hiện… những người đang sử dụng xe hơi không khỏi choáng váng với chi phí nuôi xe quá lớn.

Ô tô về cơ bản vẫn là một loại phương tiện giao thông. Tuy nhiên, để có thể mua được tại Việt Nam quả thực không đơn giản, bởi lẽ giá cả của nó phải cao hơn giá xe thế giới xấp xỉ 3 lần. Mua xe với phần lớn các gia đình Việt đã khó, có xe rồi thì càng khó khăn hơn với đủ loại chi phí “nuôi” xe, đặc biệt vào lúc diễn biến về giá cả đang chẳng mấy tươi sáng.

Đầu tiên là phí gửi xe. Sau khi UBND TP Hà Nội điều chỉnh tăng giá trông giữ xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi cao gấp bốn lần mức giá cũ, giá trông xe ô tô trên thực tế đã tăng lên vài lần. Kết quả, với mỗi chỗ gửi xe tháng, mỗi người sử dụng ô tô phải mất trung bình từ 2 đến 3 triệu đồng. Với những chung cư cao cấp hoặc các trung tâm thương mại lớn, mức phí này còn cao hơn. Giá gửi xe lẻ cũng đội lên từ 40.000 đồng đến cả 100.000 đồng/lượt và 200.000 đến 300.000 đồng/ngày.

Làm phép tính đơn giản, một người vừa phải gửi xe tháng ở gần nhà và cơ quan sẽ phải tốn 4 đến 5 triệu đồng/tháng chỉ cho việc gửi xe. Đó là chưa tính tới chi phí phát sinh khi đi gửi xe lẻ mỗi khi đi ăn uống, vui chơi hay mua sắm.

Ngay sau đó, từ đầu tháng 3, người dân lại thêm phần lo lắng bởi xăng tăng giá. Với mức tăng 2.100 đồng/lít, chi phí nạp nhiên liệu cho xe đội lên từ vài trăm tới vài triệu đồng/tháng.

Với những chiếc xe đắt tiền thì chi phí cho nó càng cao gấp nhiều lần bình thường

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6/2012, đồng thời Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân để tạo nguồn cho quỹ.

Để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông, Bộ sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1 triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng). Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối với xe ôtô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ôtô còn lại như xe tải, xe chở người lớn hơn 7 chỗ ngồi…

Như vậy, tới đây, nếu như phí lưu hành và phí đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm được thông qua thì mỗi chủ xe ôtô sẽ phải đóng khoảng 60-70 triệu đồng/năm, còn xe máy ở các thành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ phải đóng khoảng 1-1,2 triệu đồng/năm.

Đó là chưa tính tới chi phí bảo dưỡng, sửa chữa khi có hỏng hóc cũng như những chi phí đột xuất như tiền phạt khi đi sai làn đường, tiền phí cầu đường khi đi ra ngoài thành phố… Do đó, một chiếc xe 4 bánh có thể ngốn trên dưới 10 triệu đồng/tháng cho đủ loại chi phí, tương đương với thu nhập vào dạng khá của một người lao động.

Liệu chỉ có đại gia mới dám đi ô tô?

See Also

Người dân đang tỏ rõ bức xúc và bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều xung quanh chủ đề này. Anh Trung (Đống Đa- Hà Nội) nói: “GDP bình quân đầu người của nước Mỹ cao gấp 50 lần so với bình quân người dân  Việt  Nam; giá xe ô tô chỉ bằng 1/3 giá xe ở Việt Nam, trong khi đó thu phí  ô tô của họ chỉ bằng 1/10 mức thu phí do Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất. Các vị lãnh đạo giải thích về vấn đề này thế nào cho hợp lí?”.

Còn chị Ngọc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì than thở: “Chắt bóp mãi mua được con KiA nho nhỏ đi làm, đưa đón con cho đỡ nắng mưa…vậy mà gần đây tôi cảm thấy như bị cướp tiền hàng tháng cho những loại chi phí để nuôi xe. Bây giờ lại còn phí lưu hành vào giờ cao điểm, vào trung tâm thành phố nữa chắc tôi phải bán xe để mua xe máy đi cho đỡ tốn.”

"Phí mới của Bộ GTVT đang đánh lên tất cả xe ô tô dù có sử dụng hay không? Bộ GTVT dường như đang đi sai đường, lạc bản chất của vấn đề. Họ cần phải biết vấn đề ở đây là xe đi ra đường làm tắc đường và kẹt xe chứ không phải việc sở hữu xe gây ra điều đó. Sở hữu là quyền và động lực giúp kinh tế phát triển. Loại phí mới này dường như đi ngược lại chính sách kích cầu của chính phủ?". Anh Nam (Trường Chinh, Hà Nội) bày tỏ.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.

Tong bối cảnh giá cả đắt đỏ hiện tại, người sử dụng có mức thu nhập dưới 50 triệu đồng/tháng thì việc nuôi một chiếc xe 4 bánh là cả một vấn đề nan giải. Và những người “trót” có xe thì đang đau đầu với việc thay đổi phương tiện giao thông hay phải oằn lưng cõng hàng tá thứ phí cho xế hộp của mình?

F.F

What's Your Reaction?
Excited
0
Happy
0
In Love
0
Not Sure
0
Silly
0
View Comments (0)

Leave a Reply

© 2019 Tạp chí Tóc Đẹp. All Rights Reserved.